Có nên dò hỏi lương đồng nghiệp?

Việc dò hỏi lương đồng nghiệp rồi so sánh với mức lương của bản thân là một điều không cần thiết và nhiều khi nó gây hại cho chính bạn cũng như người sử dụng lao động.

Bạn có ý định đề nghị sếp tăng lương, tuy nhiên không biết chính xác mức thù lao mình nhận được ở mức thế nào so với đồng nghiệp xung quanh. Đây là lý do khiến bạn có ý định hỏi các đồng nghiệp số tiền họ nhận được. Trong một số trường hợp khác, có thể bạn hỏi mức lương của đồng nghiệp chỉ bởi vì tò mò mà thôi.

Nếu muốn đề nghị tăng lương, bạn hãy gặp trực tiếp người quản lý để nói chuyện chứ không nên dò hỏi mức lương của các đồng nghiệp khác. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Nếu muốn đề nghị tăng lương, bạn hãy gặp trực tiếp người quản lý để nói chuyện chứ không nên dò hỏi mức lương của các đồng nghiệp khác. Ảnh minh họa: Shutterstock

Theo các chuyên gia về các mối quan hệ, không có một quy tắc hoàn toàn đúng nào cho mọi trường hợp. Elizabeth Keatinge – chuyên gia tài chính cá nhân cho rằng: “Nếu bạn thân thiết với đồng nghiệp của mình, cả hai là những người bạn quý mến, hiểu nhau ngoài công việc, bạn có thể về thông tin lương lậu một cách tôn trọng”.

Maggie Tucker, Phó chủ tịch tiếp thị của InterContinental Hotels Group (IHG) của Anh, giải thích cụ thể hơn: “Nếu đó là người bạn thân nhất của bạn và hai bạn kể cho nhau nghe mọi thứ, hoặc bạn có lý do chính đáng để muốn biết thì hãy cứ hỏi. Tuy nhiên nếu đó là người mà bạn không thực sự tin tưởng, chúng tôi khuyên bạn không nên đưa ra chủ đề đó để thảo luận”, cô nói.

“Những gì bạn đang hỏi là chuyện cá nhân và riêng tư, họ có thể hỏi ngược lại bạn vì sao cần thông tin đó”, Tucker nói. Jennifer Porter – huấn luyện viên chăm sóc khách hàng từ Satsuma Designs ở Seattle (Mỹ) cũng có quan điểm như vậy. Cô nhấn mạnh: “Đừng bao giờ hỏi về số liệu tiền lương chỉ vì muốn biết, vì tò mò, hay vì muốn so sánh. Bạn chỉ nên chia sẻ với họ vấn đề mình đang gặp phải và ý định của bạn (ví dụ nói bạn muốn tới gặp sếp để đề nghị tăng lương), sau đó đề nghị cho một lời khuyên. Cũng hãy thẳng thắn với đối phương rằng nếu họ thấy không thoải mái về chủ đề này, bạn có thể chấm dứt cuộc trao đổi lập tức”.

Trong đa số các trường hợp, Tucker cho rằng thông tin mà bạn có được từ đồng nghiệp có thể khiến bạn mất vui, cho nên, tốt nhất là đừng có hỏi. Tucker nói: “Bạn có thể không thích những thông tin nhận được, nó có thể tạo ra cảm giác chán nản và bực bội ngay lập tức. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của một người, từ số năm kinh nghiệm, hiệu suất cho đến chính vai trò của họ. Thật khó để một nhân viên xem xét một cách khách quan tất cả các yếu tố này, nhất là sau khi họ nghe nói rằng đồng nghiệp nhận được mức lương cao hơn họ. Thậm chí, điều này có thể dẫn đến việc bạn ghét lây sang người đồng nghiệp”.

Chuyên gia Tucker tiết lộ: “Các nhà tuyển dụng và bộ phận nhân sự rất khó chịu khi các nhân viên thảo luận với nhau về mức lương, vì nó thường gây hại nhiều hơn lợi. Bất cứ ai biết mức lương của bạn có thể sử dụng thông tin đó để đòi mức lương cao hơn cho chính họ, và rồi những người khác sẽ biết bạn đã chia sẻ thông tin đó. Thế nên, cần tự mình quyết định xem đó có phải là rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận hay không”.

Ngoài ra, theo kết quả từ Trung tâm Nghiên cứu Pew, trong khi một số người tin rằng việc minh bạch tiền lương sẽ giúp giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc và giới tính nơi công sở, thực tế chứng minh điều này thường làm giảm mức lương.

Nghiên cứu kéo dài 16 năm do Văn phòng nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ thực hiện, sự minh bạch về tiền lương thực sự đã dẫn đến mức lương giảm tổng thể 2%. Lý do là, khi người lao động và người sử dụng lao động có quyền truy cập thông tin giống nhau, một số nhân viên sẽ mất quyền thương lượng.

 

Theo VnExpress

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *