Tài chính nhúng (Embedded finance) là lĩnh vực rộng lớn gồm các khoản thanh toán, thanh toán bằng thẻ, cho vay, đầu tư, bảo hiểm và ngân hàng. Tài chính nhúng giúp việc đầu tư trở nên dễ dàng hơn thông qua việc tiếp cận các quỹ và cổ phiếu.

72% người dùng các ứng dụng BNPL (Buy now pay later – Ứng dụng mua trước trả sau) cho biết việc sử dụng các dịch vụ này khiến điểm tín dụng của họ giảm xuống. Sức hấp dẫn lớn nhất đối với thị trường BNPL đến từ người dùng thế hệ trẻ và Gen Z.

Sự gia tăng phổ biến của loại hình mua trước trả sau cùng với những tác động tài chính trong đại dịch có thể khiến ngành công nghiệp BNPL tích lũy được 680 tỷ USD giao dịch vào năm 2025.

Web3

Web3 là một ý tưởng cho sự lặp lại mới của World Wide Web dựa trên công nghệ blockchain, kết hợp các khái niệm như phân quyền và kinh tế học dựa trên mã thông báo. Tài chính phi tập trung cho phép giao dịch ngang hàng và không phụ thuộc vào bất kỳ đơn vị trung gian tài chính vì dụ như ngân hàng.

Trong năm 2022, để đẩy mạnh hơn Web3, các công ty cần cung cấp giải pháp để giải quyết vấn đề liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng, khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Điều này sẽ tạo niềm tin cho công chúng và hình thành tiền đề để Web3 được áp dụng trên quy mô lớn.

Thương mại điện tử xuyên biên giới

Đại dịch tạo ra những thay đổi lớn vào năm 2021 và những tác động đó còn kéo dài đến năm 2022. Một nghiên cứu gần đây của Accenture cho thấy, tổng luồng thanh toán xuyên biên giới trên toàn thế giới đang tăng khoảng 5% mỗi năm và dự kiến đạt 156 nghìn tỷ USD vào năm 2022.

Trong bối cảnh bùng nổ thương mại điện tử do tác động của đại dịch, các giao dịch quốc tế mang lại tiềm năng tăng trưởng to lớn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trước đây chỉ phục vụ thị trường trong nước.

Dù có đặt hàng từ đâu, người tiêu dùng vẫn hy vọng một giải pháp thanh toán dễ dàng và đơn giản. Nhu cầu này mang lại cho các doanh nghiệp lợi thế lớn đồng thời cũng làm giảm nguy cơ thất bại trong thanh toán. Khi xu hướng này trở nên phổ biến, người tiêu dùng có thể mong đợi khả năng thanh toán theo thời gian thực vào năm 2022.

Siêu ứng dụng

Siêu ứng dụng cung cấp các bộ dịch vụ và sản phẩm đa dạng, rộng lớn trên một nền tảng. Các dịch vụ này bao gồm vận tải (như Lyft), bán lẻ (như Amazon), giao đồ ăn (như DoorDash), ngân hàng, giải trí… Khách hàng có thể mua các sản phẩm và dịch vụ bằng siêu ứng dụng đồng thời lên lịch các cuộc hẹn, đặt chỗ và gửi đồ đến bất cứ nơi nào.

Các siêu ứng dụng như WeChat và Alipay đã thống trị thị trường châu Á. Trong năm 2022, xu hướng này sẽ hình thành ở các nước phương Tây khi nhiều công ty nuôi tham vọng mang đến nhiều loại hình dịch vụ đa dạng cho người tiêu dùng thông qua một ứng dụng duy nhất. Tháng 2/2022, CEO của PayPal cho biết công ty đang xây dựng một siêu ứng dụng cung cấp “hệ sinh thái kết nối, nơi người dùng có thể sắp xếp và kiểm soát dữ liệu và thông tin giữa các ứng dụng”.

Siêu ứng dụng là một trong các xu hướng được dự báo bởi Forbes. Ảnh: FairMoney

Siêu ứng dụng là một trong các xu hướng được dự báo bởi Forbes. Ảnh: FairMoney

AI và máy học

Các công ty Fintech có thể tiếp tục mở rộng việc sử dụng AI và máy học từ việc triển khai tư vấn tự động đến các thuật toán nâng cao để đánh giá rủi ro của người đăng ký tín dụng.

AI giúp dự đoán hành vi của người tiêu dùng và đề xuất sản phẩm nhằm mục tiêu cải thiện hành trình của khách hàng và tự động bán thêm hàng cho khách. Ngoài ra, AI cũng tiết kiệm thời gian và công sức cho các doanh nghiệp bằng cách xử lý các câu hỏi thường gặp thông qua chatbots. Nhờ đó, công nghệ này giúp giải phóng thời gian của nhân viên để họ tập trung thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn.

6 xu hướng Fintech 2022 đều có điểm chung là làm cho cuộc sống của người tiêu dùng và doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Có những thách thức nhất định trong việc áp dụng các công nghệ này trên quy mô lớn, tuy nhiên, trong thời gian tới, việc triển khai, đồng bộ hóa công nghệ sẽ đem đến nhiều sự phát triển của Fintech.