Mọi người đều muốn cuộc đời mình chỉ toàn thành công nhưng thực tế cho thấy, thất bại cũng có lợi ích của mình trong cuộc sống.
Tại sao thất bại lại quan trọng như vậy?
Các nghiên cứu hiện tại cho thấy, chúng ta có thể tiếp cận thất bại bằng hai loại tư duy khác nhau, bao gồm tư duy phát triển và tư duy cố định.
Tư duy cố định cho rằng tất cả chúng ta đều sở hữu những kỹ năng và tài năng cụ thể. Dù có nỗ lực đến đâu, chúng ta cũng không thể thay đổi tiềm năng đó và thất bại là điều hiển nhiên.
Tư duy phát triển cho rằng tất cả chúng ta đều có tiềm năng phát triển và tiến hóa vô hạn. Do đó, thất bại chỉ đơn giản là một điểm dừng trước khi bạn bước lên đỉnh, đồng thời tiếp thêm sức mạnh cho hành trình và cho bạn cơ hội thay đổi cách tiếp cận của mình. Thất bại, do đó, là một phép thử.
Cách diễn giải thất bại sẽ quyết định việc bạn có tiếp tục hành trình hay bỏ cuộc. Nó cũng tác động đến những rủi ro và cơ hội chúng ta có thể thực hiện để đạt được thành công. Nếu bạn tin rằng mình không có đủ cơ hội hoặc nguồn lực cần có thì việc phạm sai lầm có thể đem đến cảm giác thất vọng to lớn.
Ảnh minh họa: Trive Global
Làm thế nào để điều chỉnh lại quan điểm về sự thất bại?
Người thành công khác với người luôn thất bại ở chỗ biết thực hiện bốn bước để vượt qua tư duy cố định, đạt được tư duy phát triển.
Đối mặt với nỗi xấu hổ của chính mình
Trước hết, cần tự hỏi bản thân xem thất bại này đã góp phần thêu dệt nên những câu chuyện xấu hổ như thế nào về bạn? Những câu chuyện đó có khiến bạn càng nghĩ tiêu cực về bản thân không?
Nếu bạn chưa nói với ai về trải nghiệm xấu hổ này, hãy cân nhắc trò chuyện với người bạn tin tưởng và khiến bạn cảm thấy an toàn. Sau đó, bạn xem cuộc trò chuyện đã giải phóng mình khỏi cảm giác xấu hổ đó thế nào.
Khắc phục cảm giác thất bại
Cần đặt ra cho bản thân các câu hỏi như:
Làm thế nào có thể điều chỉnh lại cảm giác thất bại này theo một tư duy phát triển?
Tư duy cố định có hữu ích trong việc đưa bạn đến cái đích của mình không?
Cứ tập trung vào cảm giác thất bại này có ích gì không?
Ghi nhận giá trị của sự cố gắng
Cần chia mục tiêu của bạn thành các phần nhỏ, bao gồm thứ có thể đạt được và thứ hữu hình. Bên cạnh các giá trị thực tế mà sự cố gắng mang lại, bạn có nhận ra những cảm xúc tích cực như tò mò, phấn khích, hứng thú… đã xuất hiện khi bạn nỗ lực, thay vì để nỗi sợ thất bại làm chủ mình. Nên dành thời gian để đánh giá những gì đã xảy ra sau khi bạn thực hiện những nỗ lực đầu tiên để vượt qua thử thách.
Luôn áp dụng tư duy phát triển trong mọi tình huống
Cần luôn áp dụng bài tập này, khi bạn đứng trước thất bại hoặc một thử thách khó khăn. Càng thực hành điều đó nhiều, bạn sẽ thấy cuộc sống trôi chảy hơn, kể cả khi bạn đứng trước thất bại.
Cần nhớ rằng, thất bại có thể là một công cụ giúp bạn trau dồi kỹ năng, hiểu những trở ngại của mình và nhận ra rằng bạn đủ nội lực để đứng dậy và bước tiếp.
Theo VnExpress