Điện ảnh và nhiếp ảnh liên quan gì với nhau?

Hai bộ môn nghệ thuật đều ghi lại từng khoảnh khắc diễn ra. Một môn bắt trọn khoảnh khắc tĩnh. Môn còn lại lưu trữ những hình ảnh động. 

Từ lâu, điện ảnh và nhiếp ảnh được xem như bộ môn nghệ thuật thứ 7 và thứ 8 đứng sau sáu môn nghệ thuật được định danh từ thời cổ đại. Ở thời điểm hiện tại, cả hai đều ứng dụng rộng rãi cho tất cả nhu cầu từ hàn lâm đến phổ thông. Việc bắt gặp một người cầm máy ảnh, máy quay phim ở ngoài đường không còn là chuyện hiếm gặp. Nhiều người cho rằng, các kỹ năng, kỹ thuật của hai bộ môn này là khác nhau. Tuy nhiên, giá trị cốt lõi, lẫn kiến thức cơ bản về việc điều chỉnh thiết bị, bố cục, màu sắc khung hình của cả hai loại hình nghệ thuật đều có nét tương quan với nhau. 

Barry Lyndon (1975) | MUBI

Trong lịch sử, cố đạo diễn Stanley Kubrick, người cho ra đời những tuyệt phẩm  như 2001: A Space Odyssey (1968), Clockwork Orange (1971), The Shining (1980), Barry Lyndon (1975)… Trong thời niên thiếu, Kubrick “khởi nghiệp” từ phóng viên chụp ảnh cho tạp chí Look tại New York. Một thời gian sau, ông mới dấn thân vào điện ảnh. Một số tác phẩm của vị đạo diễn người Mỹ có thể không mang nặng giá trị nội dung, nhưng tất cả phim của ông đều có giá trị điện ảnh cao ở mọi thời đại. Đồng thời, những thước phim của Stanley Kubrick ghi lại đều tuân theo các quy tắc cơ bản có nét tương đồng với nhiếp ảnh. 

Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo và mang tính chủ quan của người viết.

Dùng hình ảnh để kể chuyện 

Điện ảnh có cách thể hiện câu chuyện rõ rệt khi những bộ phim đều cấu thành từ góc quay, bối cảnh, âm nhạc, lời thoại, màu sắc,… Các yếu tố góp phần làm cho trải nghiệm của khán giả dễ dàng tiếp thu nội dung đang được truyền tải. Điển hình, trong The Batman, phân đoạn các tên tội phạm đang nhìn chằm chằm vào bóng tối nơi cuối con hẻm bộc lộ sự sợ hãi tột độ. Cảnh quay mang ý nghĩa báo hiệu trước cho khán giả rằng, nhân vật chính của câu chuyện này chính là nỗi ác mộng hằng đêm của bè lũ tội phạm trong thành phố. 

 

Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer - Góc nhỏ của Annie

 

Trong nhiếp ảnh có trường phái “story telling”, dùng hình ảnh để thuật lại câu chuyện diễn ra trong đó. Không quá khó để thấy được những tác phẩm thuộc thể loại này, tiêu biểu có thể kể đến những bức hình của người lao động thu nhập thấp với những nếp nhăn trên làn da cháy nắng, hoặc đơn giản là khoảnh khắc hôn nhau của hai người xa lạ trong ngày chiến thắng giai đoạn Thế Chiến thứ 2. 

 

Cartier-Bresson and Eisenstadt

 

Cả hai bộ môn đều cùng chí hướng kể chuyện bằng hình ảnh. Tuy nhiên, kỹ năng của nhiếp ảnh có phần khó hơn so với điện ảnh. Bởi lẽ, để chụp những bức hình mang thông điệp ý nghĩa sâu sắc, nhiếp ảnh gia cần có sự quan sát nhạy bén, có tư duy hình ảnh để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ đó và những cơ hội này chỉ xuất hiện một lần. Điều này tương tự với điện ảnh, đòi hỏi người đạo diễn cần phải sắp xếp, thực hiện các góc quay, cú máy sao cho thể hiện tối ưu phần kịch bản có sẵn, nhưng có quyền thực hiện lại số lần cho phép. 

Sự liên quan đến mỹ thuật 

Điện ảnh, nhiếp ảnh đều có chung quy tắc về sắp xếp vị trí của các vật thể sự vật trong khung hình. Những quy tắc như 1:3, chính diện, đường dẫn, đối xứng… là những tỉ lệ thường thấy trong cả hai bộ môn. Đây đều là những quy luật cơ bản mà con người đã đúc kết ra nhằm giúp cho hình ảnh dễ dàng thu hút, xác định rõ ràng trọng tâm, chủ thể. 

Five composition rules of filmmaking, and how to break them - DIY Photography

Mặt khác, hai bộ môn thường “vay mượn” ý tưởng từ các tác phẩm mỹ thuật để làm sản phẩm của mình thêm sinh động, độc đáo. Điển hình trong điện ảnh, cảnh phim Teddy Daniels (Leonardo Di Caprio) ôm chầm lấy vợ trong phim Shutter Island được truyền cảm hứng bởi bức họa Emblematic Kiss của họa sĩ Gustav Klimt. 

 

Shutter Island, Martin Scorsese — The Kiss, Gustav Klimt | René magritte, Obra artística, Cine 

Tương tự bố cục khung hình, cách sử dụng màu sắc cũng có các nguyên tắc cơ bản để làm nổi bật chủ thể muốn truyền tải. Bằng cách thay đổi sắc độ, sử dụng hai màu đối lập, các dãy màu nối tiếp,… Nhiếp ảnh gia lẫn đạo diễn tạo nên những sản phẩm bắt mắt không chỉ mang giá trị nghệ thuật, đôi lúc còn mang giá trị nội dung rất cao.

20 Beautiful Examples of Photography Using Vibrant Colors

Tuyệt nhiên, việc tuân thủ các quy tắc về màu sắc giúp cho người xem có cảm giác dễ chịu,  có khi là đồng cảm với câu chuyện trong tác phẩm. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuần thục quy tắc về màu còn thể hiện sự chỉn chu, tỉ mỉ của tác giả thực hiện. 

Kỹ năng hậu kỳ 

Mặc dù 70% sự thành bại của một tác phẩm điện ảnh nằm trong khâu tiền kỳ, khâu hậu kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình kể chuyện của phim. Bên cạnh đó, phong cách hậu kỳ cũng khẳng định cá tính riêng của từng đạo diễn với mọi tác phẩm mang đậm dấu ấn riêng. Điển hình như Quentin Tarantino, một “quái kiệt” điện ảnh, trong Kill Bill Vol 1, vị đạo diễn sử dụng hiệu ứng âm thanh của phim hoạt hình cho các trường đoạn chiến đấu. Điều đó đã tạo nên phong cách riêng rất “Tarantino” và Kill Bill Vol 1 đã gặt hái nhiều thành công nhất định trong năm 2003. 

Quentin Tarantino: 'Kill Bill 3' is 'definitely in the cards' - National | Globalnews.ca

Nhiếp ảnh không đặt nặng vấn đề hậu kỳ như điện ảnh. Nhưng nhiếp ảnh gia vẫn trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để bổ trợ cho tuyệt tác của mình được hoàn hảo. Bởi lẽ trong nhiều điều kiện, bối cảnh không đủ để hiện thực hóa trí tưởng tượng của nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên, nếu “dấu ấn” hậu kỳ trong một bức ánh quá lớn, tác phẩm mang giá trị đồ họa nhiều hơn giá trị điện ảnh. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *