Mẹo chi tiêu giúp gia đình trẻ đối phó với lạm phát

Giá thực phẩm, năng lượng tăng cao ở châu Á, các hộ gia đình và người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu để đối phó với lạm phát.

Từ Trung Quốc đến Ấn Độ, Indonesia, Singapore và Hàn Quốc, chỉ số lạm phát đã tăng vọt. Ngay cả giá các mặt hàng thiết yếu trong gia đình như bánh mì, trứng, thịt cũng thay đổi. Việc tăng giá tiêu dùng trở nên phổ biến, do sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, đóng cửa biên giới và cắt giảm các khoản trợ cấp của chính phủ.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hồi đầu tháng 5 cho biết, giá hàng hóa tăng cao làm trầm trọng thêm lạm phát ở các nước đang phát triển trong khu vực lên 3,7% trong năm 2022.

Không thể dự đoán chính xác số liệu thống kê lạm phát sẽ ra sao trong các năm tới, nhưng dưới đây là một số mẹo hay giúp các gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn.

Chuyển sang dùng hàng nội địa

Nếu thấy hóa đơn mua bán hàng hóa, thực phẩm của gia đình tăng lên, cách đơn giản để giảm chi phí là chuyển sang các thương hiệu trong nước. Những thứ này có thể rẻ hơn tới 30% so với đồ nhập khẩu, nhưng vẫn đảm bảo giá trị, chất lượng.

Tìm kiếm các sản phẩm của thương hiệu nội địa khi đi mua hàng tạp hóa. Ảnh: AFP

Tìm kiếm các sản phẩm của thương hiệu nội địa khi đi mua hàng tạp hóa. Ảnh: AFP

Sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng

Khi giá xăng dầu tăng cao, các gia đình nên cân nhắc chuyển sang mua ôtô tiết kiệm nhiên liệu, ôtô điện hoặc các phương tiện công cộng để giảm chi phí.

Ngoài ra, bạn có thể lắp đặt các tấm pin mặt trời, sử dụng máy giặt tiết kiệm nước trong gia đình. Điều này không chỉ tốt cho môi trường mà còn có lợi cho túi tiền của bạn.

Tái sử dụng đồ cũ

Trong sinh hoạt thường ngày, không phải mọi món đồ đều cần mua mới. Các bậc gia đình có thể mua đồ cũ hoặc xin những món đồ không quá thiết thực để cho con như xe đạp thăng bằng, xe nôi hoặc đồ chơi cũ. Hoặc thay vì mua sách mới, bạn có thể tìm đến các cửa hàng đồ cũ, mức giá chỉ bằng một nửa hoặc bằng 1/3 so với giá gốc.

Theo dõi chi tiêu

Hàng năm người dùng nên dành từ một đến hai tuần để theo dõi các khoản chi tiêu, nhằm tăng kỷ luật tài chính và cân đối. Điều này giúp các gia đình hiểu rõ bản thân tiêu tiền vào đâu, xác định các khoản không cần thiết và tạo thói quen chi tiêu hợp lý.

Yêu cầu tăng lương

Lạm phát làm xói mòn sức mua, vì vậy một trong những cách tốt nhất để chống lại chúng là tăng thu nhập. Nếu bạn đang làm tốt công việc của mình, một lời đề nghị tăng lương là điều nên thử.

Học cách đầu tư

Đầu tư là một trong những cuối cùng để đánh bại lạm phát trong thời gian dài. Đầu tư vào các tài sản giữ lại hoặc tăng giá trị là một trong những cách tốt nhất giúp cá nhân và gia đình chống lại các cú sốc lạm phát.

Chúng ta không thể kiểm soát được làm phát tăng hay giảm, nhưng các gia đình có thể quản lý tài chính và đưa ra các sự lựa chọn đúng đắn.

 

Theo VnExpress

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *