“Sống ở nước ngoài sướng như tiên”

“Sống ở nước ngoài sướng như tiên”, đó là câu cửa mồm của rất nhiều người khi họ nghĩ về cuộc sống ở nước ngoài. Khó mà có ai hiểu được cảm giác sống xa quê, sống xa gia đình, người thân để sinh sống một mình tại nơi đất khách quê người. Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn về câu chuyện của những người con Việt nam được người đời gán ghép cho cái danh “Việt kiều.”

Mọi người cứ nói người Việt ở nước ngoài thường ăn sung mặc sướng, có nhà có xe, ăn tiêu thoải mái, nhưng đâu ai biết rằng để cả một quá trình họ đã phải đánh đổi những gì. Khi kể đến nước Đức, ai cũng sẽ hình dung đến một đất nước văn minh và chuyên nghiệp. Vậy người Việt ở Đức sống ra sao?

 

  1. Thức dậy vào buổi sáng vào lúc 5 giờ, ai cũng tốn thời gian chuẩn bị cho mình đầy đủ đồ dùng để bước vào một ngày mới. Họ cắn nhanh một lát bánh mì, tay cầm một cốc cà phê và chạy thật nhanh ra khỏi nhà để kịp giờ tàu. Người nào ở gần chỗ làm thì tiện, nhưng tiền nhà của những khu này cũng rất đắt đỏ. Đa số, người Việt tại đây sẽ ở rìa thành phố, đồng nghĩa với việc họ không được muộn tàu nên không muốn bị đi làm muộn. Đa số họ không mua ô tô khi kèm với chiếc Mercedes lại là những khoản tiền liên quan đến bảo hiểm ô tô, thuế đường, phí gas và xăng. Với thời điểm trước chiến sự, tiền gas và xăng bên Đức chưa bao giờ được coi là thấp. 

 

2. Ngoài những người có mức thu nhập trung bình như trên thì còn những người Việt lao động chân tay. Với những cô chú bán hoa, làm dịch vụ tại các nhà hàng hay cả những người lao động chân tay bắt đầu ngày mới vào lúc 3 đến bốn giờ sáng. Người thì đi lấy hoa, người dọn dẹp mở cửa nhà hàng, người đi quét dọn. Họ làm việc, làm việc và làm việc, đến mức cơ thể tùy tịu. Nhưng nếu không phải họ, thì ai sẽ đi kiếm ăn và trang trải cuộc sống.

 

3. Nước Đức văn minh, hỗ trợ dân tình, nhưng làm gì có bữa ăn nào là miễn phí. Họ sẽ tra hỏi từng đồng từng xu mà người dân tiêu, bất kể vào bất kỳ việc gì. Khi đó, việc xin được Visa hay quốc tịch để ở lại nước Đức sẽ khó khăn hơn bao giờ hết và việc kê khai cả một núi giấy tờ về những khoản chi tiêu mà mọi người biết đến như “ăn sung mặc sướng”

 

4. Tiêu chí không có bữa ăn nào là miễn phí được áp dụng trên toàn bộ nước Đức, phải có làm thì mới có ăn. Bạn làm bao nhiêu thì bạn sẽ chỉ được hưởng gần đấy. Cứ nghĩ làm chủ sẽ được ngồi rung đùi chỉ việc nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm. Những ông chủ ở các chỗ giao hàng lớn thường phải bê vác hàng chục thùng hàng với định lượng hơn 20 cân mỗi ngày. Những ông chủ ở nhà hàng sẽ phải đứng trong bếp nếu bếp trưởng nghỉ hay phải chạy bồi để tiết kiệm nhân sự. Vậy “ăn sung mặc sướng” liệu có đáng.

 

5. Kể cả khi không nhắc đến người lớn, hãy nhìn các thanh thiếu niên tại trời Âu này. Họ đều phải đi học, đi làm, phụ giúp bố mẹ. Các du học sinh thì đều phải đi làm sau giờ học để kiếm thêm thu nhập. Họ đi làm vào những ngày cuối tuần, giúp bố mẹ tại các quán ăn hay kể cả việc bốc vác. Khi thanh thiếu niên bắt đầu làm những việc này, họ đa số ăn đứt số nhiều con em Việt nam với lý do đi học nhưng cuối tuần lại check in tại các địa điểm như Gongcha, BBQ King, Starbuck, Phúc Long vân vân… 

 

Vậy quý vị đã từng suy nghĩ xem, sống ở nước ngoài có sung sướng như sống ở Việt Nam hay không. Liệu các Việt kiều có ngồi mát ăn bát vàng để quý vị nạt nộ họ và phàn nàn khi không có quà không. Mỗi lần về phép thì họ phải chi ra khoản tiền không hề nhỏ. Ngoài chi phí máy bay, phí ăn ở cùng tiền quà cáp đã tốn của họ từ một đến hai năm tiết kiệm. Liệu, họ có đáng bị nạt nộ, chỉ vì họ sống ở nước ngoài không ?

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *